Đề bài:
Phân tích tính nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
Bài làm
Ta thật buồn cười với tiếng khóc Hứt…Hứt!...Hứt! của ông Phán mọc sừng (tên nghe cũng thực kì quái). Ông khóc bố ông đấy. Nghe đau xót ghê! Rồi bên cạnh đây là cụ cố Hồng cũng miếu máo và ngất đi. Rõ là những người có hiếu.
Vũ Trọng Phụng khép lại trang văn đoạn “Hạnh phúc của một tang gia” ở những chi tiết ấy. Dư âm nức nở của những kiểu khóc còn đó, đọng mãi trong lòng độc giả để rồi mỗi khi giễu kẻ ngụy trang, giả tạo ta lại trề môi: Hứt…Hứt!...Hứt!..
Chương truyện được bắt đầu từ chỗ: Ba hôm sau, ông cụ già chết thật mà suốt chương không khí cứ rộn rã tưng bừng. Nhân vật trong truyện thì vui sướng thật, còn ta cười thật và đau cho đời cũng thật thấm thía. Nghệ thuật trào phúng của chương truyện đã khiến ta bật lên cái cười hài hước mà buốt lòng ấy.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Vũ Trọng Phụng đặt tên chương này là “Hạnh phúc của một tang gia”.
Cái tít này đã là một điều không bình thường. Ta tìm ra ở đây cái nghịch lí của một bên là hạnh phúc một bên là tang gia. Đã tang gia thì còn gì là hạnh phúc? Nhưng tác giả đã chỉ ra được rất nhiều hạnh phúc và rất nhiều cái kịch tính trào phúng khác.
“Hạnh phúc của một tang gia” chỉ là một chương nhỏ của tác phẩm Số Đỏ. Dường như nhà văn đặt các nhân vật vốn dĩ đốn mạt ở các chương trên vào hoàn cảnh tang gia để cái bản chất lừa lọc, bịp bợm, và thất đức, bất hiếu càng nổi cộm hơn, chân thật hơn. Ta hãy xem tưng khuôn mặt đang nhăn nhó và đau đớn như thế nào trước sự mất mát lớn lao kia.
Cụ cố Hồng ung dung hút thuốc phiện và lảm nhảm gắt: Biết rồi khổ lắm nói mãi đến 1872 lần. Một câu nói vô vị mà hễ động mở mồn là ruôn ra. Có thể thấy, nó đã đi được vào đời sống cũng hết sức sinh động như vốn cái hài hước, mai mỉa của nó. Vì có bao giờ Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ được mặt đồ xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho vừa khạc vừa khóc miếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ khen ngợi. Đó chi là màn kịch để lừa thiên hạ và để được hưởng tiếng khen. Tình cảm phụ tử là hoàn toàn giả dối, lừa bịp trong cái xã hội bát nháo ấy. Ông Phán mọc sừng lại có một niềm vui ở khía cạnh khác: được chia thêm vài ngàn đồng. Ông không còn đau xót vì bị cắm sừng, vì vợ ngoài tình mà mừng rơn vì thêm nặng hầu bao. Cái cười được bật lên từ sự đánh tráo cái giả, cái thật. Sừng hươu vô tình lại có giá trị to đến thế. Ông Phán mọc sừng, là một chân dung của kẻ không có tí ý thức nào về nhân cách. Ông ta không biết nhục và là một con người vô liêm sỉ. Giữa cái đau thương tang tóc ấy, ông ta lại thấy một niềm hãnh diện.
Bài làm đầy đủ
Phân tích tính nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia