Quy trình nhổ răng khôn mọc ngang được thực hiện khá nhanh chóng. Đối với những người mắc những bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch, ung thư máu hay máu khó đông, suy giảm tiểu cầu. Thì không nên thực hiện nhổ răng khôn.
Trước khi nhổ răng bác sĩ thường đo huyết áp, kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất trong ngày đó chính là buổi sáng. Đây là thời điểm mà bệnh nhân có năng lượng tốt nhất và sức khỏe tâm lý ổn định nhất.
- Bước 1: Vệ sinh răng miệng
Đây là một bước cơ bản và cần thiết trước khi nhổ răng. Việc nhổ răng khôn tạo ra một vết thương xuất huyết khá nhiều. Nguy cơ nhiễm trùng cao nếu răng miệng không được làm sạch còn quá nhiều vi khuẩn.
Trước khi tiêm thuốc tê bác sĩ sẽ xịt tê có tác dụng làm giảm đau khi tiêm thuốc tê thật. Hai vị trí cần gây tê đó chính là xung quanh răng số 8 và vùng thần kinh ống răng dưới. Thuốc tê phát huy công dụng trong quá trình rạch lợi và nhổ răng khôn.
Nhờ có gây tê mà chúng ta không bị quá đau trong quá trình nhổ răng[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/08/ngangg-min.jpg[/img]
Rạch lợi để làm lộ thân răng. Đây là một kỹ thuật cần đến sự khéo léo và chính xác cao. Vết rạch tốt sẽ giúp bệnh nhân không chảy quá nhiều máu và mau lành hơn sau khi nhổ răng.
Đối với răng khôn mọc lệch nặng hay mọc ngang thì không thể nào nhổ hết toàn bộ thân răng chỉ trong một lần. Phần được loại nỏ đầu tiên đó chính là phần răng va chạm vào răng số 7. Được cắt và loại bỏ trước hết. Những phần răng tiếp theo cũng được bác sĩ tính toán chia cắt và lấy ra từng phần đến khi nào hết thì thôi.
Đối với phần chân răng thì bác sĩ nghiên cứu trước trên phim chụp X quang để đưa ra phương án trước. Một số tiêu chí cần đánh giá đối với phần chân răng đó chính là hình dạng, kích thước và hướng mọc. Mũi khoan trụ sẽ được dùng khi chân răng có hình dạng cong dài, phức tạp. Việc chia tách chân răng ra các phần nhỏ rồi nhổ từng phần ra là hoàn toàn cần thiết.
Đối với những trường hợp chân răng ngắn và nhỏ thì có thể mở rộng thêm vùng chân răng. Sau đó nhẹ nhàng lấy chân răng ra bằng những công cụ nha khoa chuyên dụng. Những dụng cụ nha khoa hiện đại ngày nay có thể giúp bác sĩ thấy rõ được vị trí cần thực hiện thao tác. Không gây quá nhiều đau đớn cho bệnh nhân.
- Bước 5: Vệ sinh lại răng và khâu vết thương sau khi nhổ xong răng khôn mọc ngang
Nhổ răng xong thì bác sĩ tiến hành làm sạch hết máu và các phần bị viêm nhiễm xung quanh răng. Sau đó khâu vết thương để vết thương mau lành và giảm thiểu tình trạng xuất huyết.
Bạn cần được cầm máu sau khi nhổ răng xong để tránh bị mất máu nhiều
- Bước 6: Kê đơn thuốc và dặn dò[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/08/ngangggg-min.jpg[/img]
Sau khi nhổ răng thì bác sĩ cho bạn uống một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng sinh và kháng viêm. Đồng thời bạn cũng sẽ được dặn dò một số điều cần lưu ý. Về cách ăn uống và làm vệ sinh răng miệng.
Thông thường thì chỉ sau 7 ngày là bạn đã có thể đến phòng nha để cắt chỉ. Trong khoảng thời gian này bạn chỉ nên ăn những món ăn mềm, không tốn sức nhai nhiều. Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cần tránh thuốc lá và những loại đồ uống có chứa cồn. Sau khi nhổ răng nếu chỉ khâu vết thương bị đứt, có dấu hiệu nhiễm trùng. Nóng sốt thì bạn cần đến ngay phòng nha để được kiểm tra kịp thời.
Uống thuốc đầy đủ và đúng liều thì cơn đau sẽ giảm đi nhiều. Hãy uống nhiều nước hơn bình thường vì thiếu nước, thuốc sẽ không có môi trường để phân giải. Làm thuốc chậm phát huy tác dụng của mình.
❃❃❃ Tìm hiểu thêm