Bình thường trẻ mới sinh ra chưa có răng, chiếc răng đầu tiên thường mọc vào lúc trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp thời gian mọc răng bị rối loạn, một số trẻ sau khi sinh ra đã có răng, điều này làm cho bố mẹ rất lo sợ không rõ tại sao và cách điều trị như thế nào?
làm răng thẩm mỹ |
răng cửa to |
rang su tham my |
cay ghep implant |
niềng răng |
làm răng sứ |
trồng răng |
cấy răng |
chỉnh răng hô |
bọc răng sứ |
thang may | |
thang may gia dinh
Bohn nodules dễ nhầm với răng sơ sinh
Răng sơ sinh là những răng đã có ngay từ lúc sinh ra hoặc răng mọc qua lợi trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Tùy theo nghiên cứu và dạng nghiên cứu mà tỷ lệ rất thay đổi, từ 1:700-1:30.000. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ vẫn còn đang tranh cãi. Một vài nghiên cứu nhận thấy nữ mắc bệnh nhiều hơn, có thể là do cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe răng miệng ở trẻ nữ. Răng thường gặp nhiều nhất là các răng cửa dưới. Răng sơ sinh có thể là răng thừa hoặc răng sữa
Nguyên nhân
Do di truyền: Một vài nghiên cứu chỉ ra có liên quan đến di truyền. 9% người da đỏ Tlinget ở Alaska có răng sơ sinh.
Yếu tố môi trường, đặc biệt polychlorinated biphenyl (PCB) làm tăng tỷ lệ răng sơ sinh.
Một số tác giả thấy có sự liên quan giữa bệnh này với các hội chứng khác như: loạn dưỡng móng tay, tăng nhiễm sắc tố, hội chứng Jadassohn-Lewandowsky, hội chứng Ellis-van Creveld (loạn sản ngoại bì), hội chứng Hallermann-Streiff.... Do vậy cần thăm khám cẩn thận trẻ nhi có răng sơ sinh.
Hầu hết các trường hợp không xác định được yếu tố gen.
Nguyên nhân của răng sơ sinh có thể do vị trí mầm răng nằm ở cao phía trên hoặc có thể là do sự lạc chỗ của mầm răng từ giai đoạn bào thai.
Men răng của răng sơ sinh là bình thường, nhưng khi răng mọc sớm, do men răng chưa được vôi hóa hoàn toàn nên dễ bị mài mòn hơn, răng trở nên màu vàng - nâu và men tiếp tục bị phá hủy. Răng cũng thường xuyên lung lay do thay đổi mô học ở ngà cổ và lớp cement. Lớp vỏ Hertwig bị thoái hóa và quá trình tạo chân răng bị ngừng lại.
Đặc điểm của răng sơ sinh: răng thường có hình thể bình thường, có thể lung lay hoặc không, gây loét niêm mạc, gây khó chịu cho mẹ khi cho trẻ bú
Răng sơ sinh dễ nhầm với bệnh gì?
Răng sơ sinh có thể nhầm với một số bệnh như: nang lá răng: nằm ở gờ đỉnh xương ổ, là phần còn sót lại của lá răng; Bohn nodules: là mô tuyến nhầy nằm ở mặt ngoài và trong của gờ xương ổ răng và ở khẩu cái (ngoài đường giữa); Eptein’s pearl: là tế bào thượng bì còn sót bị kẹt lại, nằm ở đường giữa khẩu cái, chiếm 80% các trường hợp trẻ sơ sinh. Do vậy những bệnh nhân này cần được bác sĩ nha khoa chuyên ngành răng trẻ em khám và chẩn đoán.
Răng sơ sinh có cần điều trị?
Trước khi điều trị cần chụp phim để xác định đó là răng thừa hay răng sữa. Chúng ta không nên can thiệp gì trừ khi răng sơ sinh này gây khó khăn cho trẻ và mẹ. Các răng này thường được chỉ định nhổ trong các trường hợp: răng quá lỏng lẻo có nguy cơ rơi vào phế quản hoặc phổi, răng gây loét vùng dưới lưỡi hoặc môi, răng gây khó khăn cho người mẹ khi cho trẻ bú.