Sách Người bên này trời bên ấy
linktest > 10-09-2013, 01:16 AM
[FONT=tahoma]Tác phẩm : Người bên này trời bên ấy
[/FONT]
Kích thước 13 x 20cm
Số trang 240
Năm xuât bản 10/2013
NXB Trẻ phát hành
[FONT=tahoma]Sử dụng nhuần nhuyễn yếu tố kỳ ảo, kết hợp "linh hoạt giữa chất kỳ ảo trong văn học truyền thống phương Đông và cái huyền ảo trong văn học hiện đại phương Tây để khắc họa chân dung nhân vật cùng truyền tải thông điệp của mình với nét đặc sắc riêng" vốn là thế mạnh của anh. Như trong "Thành phố đêm không có khách sạn". Hoặc "Mộng du ở Copenhagen"...[/FONT]
[FONT=tahoma]Nhưng trong tập sách này, bạn đọc được gặp lại một lối viết giản dị. Công dân quốc tế như một câu chuyện kể bình thường của hai người với nhau, nhưng sao mà thấy cay mắt, có thể vì chính những điều tốt đẹp của thế hệ kế tiếp. Hay Đồng tay Mỹ, "một câu chuyện giản dị và trầm lắng", chuyện thời chiến và hậu chiến, cựu binh Mỹ và người Việt, ngỡ lan man nhưng thực có sức khiến day dứt, và buồn, cũng giống như khi đọc xong Người lái xe ở sứ quán.[/FONT]
[FONT=tahoma]Những câu chuyện có dấu ấn của nhiều năm tác giả sống và làm việc ở nước ngoài này thêm một lần nữa cho thấy khả năng hấp dẫn người đọc của tác giả, bởi chính những vấn đề mà anh có thể nhìn thấy, gọi tên qua những chi tiết, những nét tả chấm phá hay chỉ là vài câu kể thản nhiên mà lập tức có sức mang lại cảm xúc yêu hay ghét hay giận dữ... cho người đọc.[/FONT]
[FONT=tahoma][/FONT]
[FONT=tahoma]
Tác giả:[/FONT]
[FONT=tahoma]Hồ Anh Thái là nhà văn Việt Nam đầu tiên ở nửa cuối thế kỷ XX không phụ thuộc gì vào văn chương tả thực hay lãng mạn. Anh là người chuẩn bị tương đối đầy đủ về văn hóa, trong đó có cả những thành tựu văn chương đã trở thành giá trị văn hóa, rồi anh làm nhà văn của cuộc sống cuồn cuộn trước mắt. Càng dấn thêm trên hành trình văn chương, anh càng hiểu sâu thêm về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa nhân loại. Ngôn ngữ nghệ thuật có cả sự trong sáng ngọt ngào, có được lối mô tả sắc nét, có khi câu văn thâm trầm, thương cảm sâu xa, có nhiều hình ảnh tượng trưng, và siêu thực nữa, nhiều khi trào lộng chua cay, đôi khi hài hước mà buồn thấm thía... Đó là văn hóa, đã nhuần nhuyễn trong tư duy và cảm xúc của nhà văn. (- ANH CHI, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, 8/2009)[/FONT]
[FONT=tahoma]"Sức hút của văn phong Hồ Anh Thái còn nằm ở chỗ anh biết phủ lên thế giới nghệ thuật của mình những màu sắc tượng trưng, siêu thực và gắn nó là khả năng tổ chức nhiều kiểu giọng điệu khác nhau: khi hài hước, khi châm biếm, khi lạnh lùng soi xét, khi u uất trĩu buồn vượt qua cái lối miêu tả hiện thực giản đơn, Hồ Anh Thái đã tạo được nhiều biểu tượng, nhiều ẩn dụ nghệ thuật nhiều sức gợi. Cũng bởi thế văn anh có độ mở, gây được dư âm lâu dài trong lòng người đọc.[/FONT]
[FONT=tahoma]Trong văn học, giọng điệu không tự nhiên mà có. Nó phải là một hiện tượng nghệ thuật được tổ chức công phu, chặt chẽ. Bản thân giọng điệu là một tổ hợp trong một tổ hợp hoàn chỉnh lớn hơn là tác phẩm... Sự thay đổi giọng điệu trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái cho thấy anh là người không muốn lặp lại mình. Mỗi một tác phẩm, mỗi một chặng sáng tác là một tone khác nhau." (- TS. Nguyễn Đăng Điệp, Viện Văn học)[/FONT]