Sự thu hút: ai thích ai?
rubiru > 03-01-2013, 01:31 AM
Tham khảo sách “Social psychology & Human nature” – Roy F. Baumeister Và Brad J.Bushman
Các nhà tâm lý học xã hội từ lâu đã cố gắng nghiên cứu sự bắt đầu của những tình bạn có khả năng và những hình thức khác của sự thích (liking). 2 người chỉ mới gặp nhau có thể đi đến thích nhau hoặc họ không thích nhau. Sự thích nhau phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhiệm vụ của tâm lý học xã hội là xác định những yếu tố đó.
Nhà nghiên cứu Edward E.Jones (1964) đã tiếp cận câu hỏi của sự thu hút bằng cách nghiên cứu con người đã chủ động làm gì để cố gắng làm 1 ai đó thích họ. Hãy tưởng tượng bạn gặp 1 ai đó và muốn làm người đó thích bạn, hoặc là bạn hoặc là người yêu. Bạn sẽ làm gì? Jones phát hiện thấy con người dường như có 1 kiến thức trực giác cả điều gì nuôi dưỡng sự thu hút và họ sử dụng kiến thức đó để làm người khác thích họ.
Sự tương tự, tính bổ sung, sự đối lập
Hiểu biết thông thường cho rằng con người chủ yếu thích những người giống họ, quan điểm khác cho rằng con người bị thu hút bởi những người không giống họ.
Nhưng qua hàng thập kỷ nghiên cứu, những sự đối lập thường không thu hút. Trong thuật ngữ của tâm lý học xã hội, sự giống nhau là nguyên nhân quan trọng và phổ biến của sự thu hút (Byrne, 1971).
Bạn có thể thấy điều này ở bản thân bạn. Bạn và những người bạn thân của bạn sẽ có nhiều điểm giống nhau (tuổi tác, giới, quan điểm tự do/bảo thủ, tôn giáo, giàu, nghèo...) Những người muốn gây ảnh hưởng đến chúng ta biết rất rõ nguyên tắc này; đôi lúc họ cố gắng làm chúng ta thích họ bằng cách khẳng định là họ giống với chúng ta.
Sự giống nhau có thể đẩy mạnh sự thích trong nhiều lĩnh vực. Có những người bạn thích làm những điều tương tự bạn thích có thể là quan trọng. Sự giống nhau được tìm thấy trong hôn nhân, dù hôn nhân là sự kết hợp của 2 người khác giới, thường được giả định là 1 trong những khía cạnh mà những đặc điểm đối lập hoặc ít nhất là bổ sung cho nhau thúc đẩy sự thu hút. Trong thực tế, hầu hết những đôi vợ chồng giống nhau trong nhiều phương diện cơ bản. Ví dụ, vợ và chồng có xu hướng có những mức độ trí thông minh giống nhau (Jensen, 1977). Khi bạn đã kết hôn, đừng gọi vợ/chồng của bạn là đồ ngốc vì IQ của họ có lẽ gần bằng bạn. Những đôi vợ chồng cũng giống nhau ở những khía cạnh khác, bao gồm sự quyến rũ ngoại hình , giáo dục, địa vị kinh tế xã hội (Murstein & Christy, 1976). Sự giống nhau không chỉ góp phần vào sự thu hút ban đầu mà còn vào sự phát triển của những gắn bó bền chặt. Những cặp đôi giống nhau nhiều hơn về sự quyến rũ có nhiều khả năng phát triển tới những mối quan hệ yêu thương và cam kết.
Giả thuyết xứng nhau nói rằng con người có xu hướng cặp với những người có sự quyến rũ bằng họ (feingold, 1988; McKillip & Reidel, 1983). Điều này đặc biệt đúng trong số những người yêu nhau, nhưng nó cũng đúng trong số những người bạn. Nó xuất hiện trong những mối quan hệ cùng giới và khác giới.
Những phần thưởng xã hội: Bạn làm tôi cảm thấy tốt
Trong nhiều thập kỷ, lý thuyết tâm lý học bị thống trị bởi lý thuyết củng cố, cho rằng con người và động vật sẽ thực hiện những hành vi từng được thưởng hơn những hành vi khác. ứng dụng cho vấn đề thu hút liên nhân cách, lý thuyết này dự đoán rằng con người chủ yếu sẽ thích những người thưởng cho họ - những người có lợi cho họ và làm họ cảm thấy tốt.
2 chủ đề của nghiên cứu làm người khác mến mình xác minh tầm quan trọng của những phần thưởng liên nhân cách. 1 chiến lược đầu tiên để làm 1 ai đó thích bạn là giúp đỡ người đó. Theo định nghĩa, những sự giúp đỡ mang lại những lợi ích cho người nhận, và những sự giúp đỡ làm 1 người cảm thấy tích cực đối với người đã giúp đỡ. 1 người đàn ông muốn 1 phụ nữ thích anh ta sẽ thường giúp đỡ cô như tặng hoa, trả tiền ăn và tặng quà. Bây giờ thì mọi người sẽ nhận ra 1 sự giúp đỡ như là 1 sự kiểm soát và không bằng lòng (Brehm & Cole, 1966) nhưng nhìn chung những sự giúp đỡ là 1 cách tốt để thúc đẩy sự thích.
Chiến lược thứ 2 bao gồm lời khen. Hầu hết mọi người cảm thấy tốt khi họ nhận được 1 lời khen, do đó nếu bạn muốn ai đó thích bạn, bạn có lẽ sẽ bị thôi thúc tặng cho người đó rất nhiều lời khen. Hạn chế duy nhất là nếu người đó xem những lời khen như sự kiểm soát hoặc không chân thành thì họ có thể không để ý đến. Tuy nhiên, khen người khác là 1 cách đáng tin cậy để làm họ thích bạn (Jones & Wortman, 1973).
Tại sao những phần thưởng thúc đẩy sự yêu thích? Đây không phải là điều bí ẩn. Những phần thưởng có nghĩa là đạt được những điều bạn muốn. Bất kỳ sinh vật nào cũng nên học cách thích những người, những nơi chốn, những động vật hoặc những thứ mang lại cho nó những điều nó muốn và cần. Bạn học cách gắn kết cảm xúc tốt với ở cạnh 1 ai đó, do đó tự nhiên bạn thích người đó nhiều hơn.
Sự có qua có lại
Nền văn hóa phụ thuộc vào tính có qua có lại: nếu tôi làm 1 điều gì đó cho bạn, bạn nên làm lại 1 điều gì đó cho tôi. Tính có qua có lại cũng quan trọng trong sự thích. Thật khó kháng cự việc thích 1 người thích bạn.
Nguyên tắc đơn giản rằng sự yêu thích gây ra sự yêu thích từng được xác minh trong nhiều nghiên cứu. Bất cứ khi nào những người tham gia nhận được phản hồi rằng 1 ai đó thích họ, họ gần như lúc nào cũng có tình cảm đối với người đó. Ngay cả khi nghiên cứu phát hiện thấy những sự khác nhau giữa các nền văn hóa về cách mọi người nghĩ về tình bạn và họ thu hút những người bạn mới như thế nào vẫn phát hiện thấy nguyên tắc chung: nếu 1 ai đó thích bạn, thật khó mà kháng cự việc thích lại người đó (Fiske & Yamamoto, 2005).
Nếu con người thích những người thích họ, tính có qua có lại này sẽ làm con người phù hợp hơn với nền văn hóa. Những sinh vật chủ yếu thích những người không thích chúng sẽ có 1 thời gian khó khăn để hình thành mạng lưới những mối quan hệ làm văn hóa có khả năng. Bạn sẽ an toàn hơn và tốt hơn khi ở giữa những người thích bạn hơn là những người không quan tâm bạn.
Sự tiếp xúc đơn thuần (mere exposure)
Con người đôi lúc thích người khác không dựa trên điều nào cả ngoài sự quen thuộc. Họ dần dần thích người mà họ gặp thường xuyên. Hiệu ứng gần gũi này (propinquity) là mạnh mẽ và đáng tin (Festinger, Schachter & Back, 1950).
Con người có những thái độ tích cực hơn trước những kích thích quen thuộc hơn là kích thích mới lạ, không quen, và do đó chỉ gặp hoặc nhìn thấy 1 điều gì đó thường xuyên làm gia tăng sự thích.
1 mở rộng của hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần này bao gồm những kinh nghiệm cùng chia sẻ. Ví dụ, ...bạn gặp 1 người lạ và khám phá ra trong suốt cuộc trò chuyện rằng 2 bạn cùng tham gia 1 trường đại học hoặc đến từ cùng 1 thị trấn hoặc có nuôi cùng 1 loài vật. Về mặt logic, có ít lý do để điều này nên thúc đẩy sự yêu thích nhưng khả năng là bạn và người này sẽ bắt đầu có những cảm xúc thân thiện với nhau dựa trên kinh nghiệm cùng chia sẻ này.
Con người dường như phát triển những cảm xúc tích cực đối với 1 ai đó ngay cả nếu những kinh nghiệm cùng chia sẻ là xấu. Những người tham gia thực nghiệm là những người xa lạ và không có điểm chung, khi họ trải nghiệm bị điện giật cùng nhau kết thúc là thích nhau nhiều hơn (Latane, Eckman & Joy, 1966)!
Tại sao sự quen thuộc và những kinh nghiệm chia sẻ cùng nhau lại thúc đẩy sự yêu thích?
Nó có lẽ bắt nguồn từ lịch sử tiến hóa. Ngay cả những động vật đơn giản nhất sẽ trở nên thích những kích thích quen thuộc hoặc những con vật quen thuộc khác. 1 xu hướng trở nên yêu thích sự quen thuộc sẽ giúp cho 1 môi trường ổn định (các động vật có thể học cách thích những ngôi nhà của chúng). Nó chắc chắn sẽ thúc đẩy những mối quan hệ xã hội ổn định. Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng tự nhiên lập trình cho các động vật theo cách ngược lại, do đó sự quen thuộc dẫn đến sự khinh thường hoặc 1 số hình thức khác của sự không yêu thích. Làm thế nào các gia đình có thể sống cùng nhau? Làm thế nào tình bạn, quan hệ họ hàng, hoặc những quan hệ khác có thể tồn tại? Nếu bạn luôn thích những người lạ hơn những người bạn đã quen biết, cuộc sống xã hội sẽ luôn rối loạn. Ngược lại, nếu bạn dần dần trở nên thích người bạn gặp thường xuyên, bạn theo bản năng sẽ thích họ hơn những người lạ, và các nhóm sẽ hình thành và ổn định 1 cách dễ dàng. Những lợi thế của các nhóm ổn định (ví dụ, mọi người biết về nhau, biết cách làm việc cùng nhau, ra quyết định cùng nhau, điều chỉnh lẫn nhau), ta không ngạc nhiên khi tự nhiên ủng hộ những động vật dần trở nên thích (hơn là ghét) nhau dựa vào sự quen thuộc.
Tất nhiên cũng có ngoại lệ, chúng ta không thích người mà chúng ta gặp thường xuyên. 1 số người là người khó chịu và gặp họ hằng ngày sẽ không làm bạn thích họ nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy những thói quen gây khó chịu của 1 người bạn trở nên khó chịu nhiều hơn với sự tiếp xúc lặp lại. Đây được gọi là hiệu ứng ác cảm xã hội (social allergy effect). Ngay từ đầu trong 1 mối quan hệ, bạn có thể chỉ hơi khó chịu bởi cách 1 người bạn nhai thức ăn với cái miệng mở, hoặc liên tục lặp lại 1 số từ ngu ngốc...-nhưng sự hơi khó chịu này sẽ có khả năng gây khó chịu nhiều hơn theo thời gian (Barbee, Lawrence & Cunningham, 1998; Cunningham, Barbee, & Druen, 1997; Rowatt, Cunningham, & Druen, in press). Sự quen thuộc và sự tiếp xúc lặp lại có thể đôi lúc làm cho những điều tồi tệ trở nên tệ hơn. Nhưng hầu hết những kết quả phổ biến là con người dần dần thích những người (và những nơi chốn và đồ vật) trở nên quen thuộc với họ.
Đẹp
Xinh đẹp có thể có nhiều ảnh hưởng hơn so với những yếu tố khác trong sự thu hút. 1 nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những lý thuyết của họ về sự yêu thích liên nhân cách (Walster, Aronson, Abraham, & Rottman, 1966). Họ thu thập tất cả những kiểu thông tin về các sinh viên trong nghiên cứu của họ; sau đó họ kết đôi những sinh viên đó 1 cách ngẫu nhiên và cho các cặp đó hẹn hò. Các nhà nghiên cứu ủng hộ sự giống nhau và tính có qua có lại: họ đã nghĩ rằng những người giống nhau nhất sẽ thích cuộc hẹn của họ nhất. Nhưng điều này đã không xảy ra. Thay vào đó, kết luận chính từ nghiên cứu là sự quyến rũ của đối tác hẹn hò là yếu tố dự đoán mạnh mẽ nhất về con người thích cuộc hẹn của họ nhiều như thế nào: đối tác càng đẹp, bạn càng thích anh/ cô í.
Xinh đẹp không chỉ được đánh giá cao trong mối quan hệ lãng mạn mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Những đứa trẻ đẹp nổi tiếng hơn so với những đứa trẻ khác, và các giáo viên cũng thích chúng (Clifford & Walster, 1973; Dion, 1973). Những người đẹp có những cuộc phỏng vấn xin việc tốt hơn, bao gồm cả những công việc không dựa vào ngoại hình (Cash & Janda, 1984; Mack & Rainey, 1990). Người đẹp đôi lúc nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn trong những tình huống khẩn cấp (West & Brown, 1975).