So sánh tốc độ load game giữa SSD NVMe 4.0, 3.0, SATA3 và HDD
maychuhnoi > 12-15-2021, 02:47 AM
Kết thúc bài viết này, bạn đọc sẽ biết được: loại ổ cứng nào cần thiết để chơi các game hiện tại? Đặc biệt là: Ổ cứng nào load game nhanh nhất? Để tôi không phải ngồi đợi mòn mỏi mỗi khi vào game, chuyển map, chuyển cảnh. Đương nhiên bạn đọc cũng biết được 1 phần câu trả lời đó là SSD sẽ load game nhanh hơn HDD. Nhưng nhanh hơn bao nhiêu? Bạn có cần ổ NVMe không hay ổ SATA3 là đủ? SSD với DRAM cache có nhanh hơn không? Và các công nghệ ổ cứng ảnh hưởng thế nào?
Bài test rất đơn giản: Chúng tôi sẽ load từng game một với từng ổ cứng và đo xem mất bao lâu để game có thể load từ màn hình chính. Để so sánh khách quan nhất chúng tôi sẽ test vài tựa game khác nhau chứ không chỉ một.
Chúng tôi sẽ test cả các ổ NVMe PCIe 4.0 mới nhất, vì vậy chúng tôi sử dụng Ryzen 9 3900XT chạy trên X570 Tomahawk của MSI, 16GB RAM DDR4-3200 và card GeForce RTX 2080 Ti (vì card RTX 3000 khó mua quá), tất cả linh kiện được lắp trong case của Corsair. Hệ điều hành và mọi phần mềm chúng tôi cài trên 1 ổ M.2 nằm trên khe M.2 phụ. Game sẽ được cài trên ổ cứng test lắp ở khe M.2 chính – khe có kết nối PCIe trực tiếp tới CPU.
>>> Xem thêm: bán máy trạm HP Z640 tại hà nội
Các ổ cứng trong bài test
Bài viết sẽ rất dài vì chúng tôi test 14 ổ cứng khác nhau. Đại diện cho nhóm HDD trong trận chiến hôm nay là Western Digital WD120EMAZ 12TB. Đây là một ổ OEM tiêu chuẩn được sử dụng để lưu trữ, với tốc độ quay 5400 RPM, bộ nhớ đệm 256MB và giao tiếp SATA3 6 Gbps. Chúng ta hoàn toàn biết anh này sẽ load chậm nhất.
Team SATA SSD có ba ứng cử viên. Đại diện cho phân khúc giá rẻ là Team Group GX1 500GB, sử dụng SanDisk TLC NAND, bộ điều khiển Phison S11 và không có cache DRAM. Xịn hơn 1 tí là Crucial MX500 2TB có Micron TLC NAND, bộ điều khiển SMI SM2258 và cache DRAM. Xịn nhất trong ba ứng viên là Samsung 870 QVO, với bộ điều khiển và bộ nhớ QLC của Samsung, cùng với bộ nhớ cache DRAM 8GB.
Từ Western Digital, chúng tôi có cả WD Black SN750 và WD Blue SN550 với dung lượng 1TB. Cả hai đều sử dụng SanDisk TLC, nhưng SN750 có bộ nhớ cache DRAM trong khi SN550 không có. Bạn cũng sẽ thấy bộ tản nhiệt được gắn sẵn trên SN750.
Adata đưa ứng cử viên SX8200 Pro 1TB của họ ra đấu, nó có bộ điều khiển SMI và TLC NAND từ Micron, với bộ nhớ cache DRAM. Vì vậy, về mặt thông số nó sẽ đấu với SN750. SN750 cũng sẽ phải đấu với Sabrent Rocket 2TB sử dụng bộ điều khiển Phison E12 và Toshiba TLC NAND với bộ nhớ cache DRAM.
2 ưng cử viên cuối cùng, là hai ổ đĩa QLC. Đầu tiên là SSD Intel 665p dung lượng 1TB, sử dụng bộ điều khiển SMI SM2263 cùng với bộ nhớ QLC của riêng Intel. Ổ còn lại là Sabrent Rocket Q 2TB, có bộ điều khiển Phison E12S và Micron QLC NAND. Cả hai ổ cứng đều có bộ nhớ đệm DRAM.
Ở phân khúc PCIe 4.0, tất cả ổ test đều sử dụng cùng một thiết kế. Seagate Firecuda 520 1TB và Corsair Force MP600 1TB đều có TLC NAND của Toshiba và bộ điều khiển Physon E16. Sabrent Rocket 4.0 2TB cũng tương tự nhưng với dung lượng lớn gấp đôi.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta có một ổ SSD với giao tiếp USB, Samsung T5. Ổ đĩa này có USB 3.2 Gen 2×1 và bộ nhớ TLC của Samsung cùng với bộ điều khiển Samsung như bạn có thể đoán. Ổ này cũng có cache DRAM.
>>> Xem thêm: bán bo mạch chủ ibm x3650 m4
Benchmarks
Trước khi test thời gian load game, hãy sử dụng CrystalDiskMark, để benchmark synthetic workload xem các con số nói lên điều gì. Đây là bài benchmark điển hình mà bạn thường sẽ sử dụng ngay sau khi mua SSD của mình để thấy những con số khổng lồ, vậy các ổ này xếp hạng thế nào khi benchmark?
Đối với tốc độ đọc tuần tự, kết quả rất dễ đoán. Đứng đầu với tốc độ truyền 5 GB / s là các ổ PCIe 4.0. Tất cả các ổ PCIe 4.0 đều nhanh hơn khoảng 30 đến 40% so với nhóm ổ PCIe 3.0 cao cấp.
Chậm hơn là các ổ cứng PCIe 3.0 cấp thấp hơn, chẳng hạn như SSD 665p và SN550. Sau đó, chúng tôi thấy các ổ SSD SATA3, bị giới hạn ở khoảng 550 MB/s đọc tuần tự và HDD đứng cuối cùng. Nói chung, sự khác biệt giữa ổ PCIe 3.0 và ổ SATA3 là PCIe 3.0 có tốc độ đọc tuần tự nhanh hơn tới 7 lần.
Đối với tốc độ ghi tuần tự, câu chuyện cũng không thay đổi nhiều, mặc dù hiệu năng cao nhất đến từ việc ghi vào các bộ nhớ đệm DRAM chứ không phải là hiệu năng của các chip nhớ.
Mọi thứ trở nên thú vị hơn khi nói đến hiệu năng đọc ngẫu nhiên, mặc dù ở high queue depths (hàng chờ đọc/ghi rất dài), PCIe 4.0 vẫn có lợi thế hơn so với 3.0. Các ổ SSD PCIe 3.0 với chip nhớ QLC mang lại hiệu năng kém ấn tượng nhất, thấp hơn một nửa so với các mẫu với chip nhớ TLC tốt hơn. Ổ cứng SSD SATA cũng bị ảnh ưởng, chỉ có hiệu năng bằng một phần tư so với ổ PCIe 3.0 tốt nhất.
Tất nhiên, đối với single queue depth (hàng chờ đọc/ghi chỉ có 1 lệnh), không có sự khác biệt giữa ổ SSD PCIe 4.0 và 3.0, mà sự khác biệt chỉ xuất hiện giữa ổ PCIe và SATA. Ổ HDD thì siêu chậm cho dù so với các ổ SSD chậm nhất rồi, không có gì ngạc nhiên.
Đây cũng là kết quả khi test hiệu năng ghi ngẫu nhiên, mặc dù việc ghi dữ liệu ngẫu nhiên không quá vất vả như đọc dữ liệu đối với một số ổ cứng này, các SSD SATA lại bị ảnh hưởng với hiệu năng chỉ còn 1/5 so với ghi tuần tự.
>>> Xem thêm: mua may chu supermicro2029u
Tổng kết
Sau khi xem xét tất cả dữ liệu này, chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có game thủ nào cảm thấy ngạc nhiên. Tại thời điểm này, ai cũng biết rằng nếu bạn muốn cải thiện thời gian load game, nâng cấp lên SSD thay vì dùng HDD là điều không phải bàn cãi. Trong tất cả các trường hợp, ổ cứng cơ học là thiết bị lưu trữ tải chậm nhất và trong nhiều trường hợp, việc nâng cấp lên ổ SSD chậm nhất vẫn giúp giảm một nửa thời gian load game. Nếu bạn thích sưu tầm game thì HDD là hợp lí, nhưng nếu muốn chơi 1 game nào đó, tốt nhất là copy nó sang 1 ổ SSD.