Nó không nói về người từng đối xử bất công với bạn. Nó nói về con người bạn muốn trở thành.
Karen, 65 tuổi, rất giận bạn trai cũ của bà. Dường như ông ấy đã hẹn hò với bạn thân của bà, vài ngày sau khi chia tay với Karen. Ông ấy là bạn trai của cô bạn thân của bà thời phổ thông.
Paul, 45 tuổi, không thể tha thứ cho chị gái của anh, vì cô ấy đã đối xử với anh như thể anh không quan trọng khi họ còn bé.
Shelly nói về sự tức giận của cô đối với mẹ, người mà cô tin là thương em trai nhiều hơn thương cô. Dù mối quan hệ của cô với mẹ cuối cùng đã thay đổi, và đem lại cho Shelly một cảm giác được yêu thương đầy đủ, thì sự cay đắng về chuyện không đuọc mẹ yêu thích vẫn còn.
Những người đó không phải là những ví dụ riêng biệt hay đặc biệt. Nhiều người lưu giữ những mối hận thù, những hận thù sâu sắc, có thể kéo dài suốt cuộc đời. Nhiều người không thể buông bỏ sự tức giận đối với những người "đối xử bất công" với họ trong quá khứ, dù họ có thể rất muốn buông bỏ và nỗ lực để làm điều đó. Thường thì chúng ta không thích lưu giữ những mối hận thù của mình, đồng thời chúng ta ao ước rằng mình có thể từ bỏ chúng và sống khoẻ khoắn trong hiện tại, mà không bị những sự bất công trong quá khứ ám ảnh tinh thần quá nhiều.
Tại sao chúng ta lại lưu giữ hận thù khi trong thực tế thật đau đớn để duy trì chúng, và chúng thường chống lại những gì chúng ta thật sự muốn? Tại sao chúng ta để mở các vết thương, sống trong những kinh nghiệm đau khổ của quá khứ đã ngăn không cho những kinh nghiệm mới có thể xảy ra? Điều gì khiến chúng ta bị mắc kẹt khi chúng ta muốn tiến lên và buông bỏ? Quan trọng nhất là, làm thế nào chúng ta có thể buông bỏ?
Để bắt đầu,
những mối hận thù đi cùng với một bản sắc tâm lý (identity). Khi mối hận thù của chúng ta còn nguyên vẹn, thì chúng ta biết mình là ai - một người “bị đối xử bất công.” Dù chúng ta không thích nó thì vẫn tồn tại một sự đúng đắn và sức mạnh trong bản sắc này. Chúng ta có một điều gì đó định nghĩa về chúng ta - một nạn nhân và sự tức giận của chúng ta - đem lại cho chúng ta một cảm giác vững chắc và có mục đích. Để buông bỏ mối hận thù của chúng ta thì chúng ta phải sẵn sàng buông bỏ bản sắc tâm lý của mình như một người "bị đối xử bất công", và bất kỳ sức mạnh, sự vững chắc và sự cảm thông và thấu hiểu nào chúng ta nhận được thông qua cái bản sắc "bị đối xử bất công" đó. Chúng ta phải sẵn sàng buông bỏ "cái tôi" từng bị đối xử tệ bạc và chuyển sang một phiên bản mới của bản thân chúng ta, một phiên bản mà chúng ta bây giờ còn chưa biết, cho phép hiện tại quyết định chúng ta là ai, chứ không phải những bất công trong quá khứ.
Nhưng chúng ta thật sự đang cố gắng đạt được điều gì khi lưu giữ một mối hận thù và tăng cường bản sắc tâm lý của chúng ta như một người "bị đối xử bất công"? Sự thật là, mối hận thù của chúng ta và bản sắc đi cùng với nó, là một nỗ lực để có được sự an ủi khuây khoả và tình yêu thương mà chúng ta không nhận được trong quá khứ, sự thấu cảm đối với những gì đã xảy ra với chúng ta bởi hành động của "người khác", trải nghiệm rằng nỗi đau khổ của chúng ta là quan trọng. Như một người nào đó bị đối xử tàn nhẫn, chúng ta đang thông báo với mọi người rằng chúng ta xứng đáng được nhận thêm sự đối xử tử tế và đặc biệt. Sự tức giận và căm phẫn của chúng ta là một tiếng khóc đòi được quan tâm và đối xử khác đi - vì những gì chúng ta từng chịu đựng.
Vấn đề với những mối hận thù là chúng không làm chúng ta cảm thấy tốt hơn hoặc chữa lành tổn thương của chúng ta. Vào cuối ngày, chúng ta như một chủ sở hữu những mối hận thù đầy tự hào nhưng vẫn không có được sự an ủi, khuây khoả mà chúng ta khao khát. Chúng ta biến mối hận thù của mình thành một vật và không cho phép ai quá thân thiện với mình—bằng chứng cho sự đau khổ của chúng ta, một huy hiệu danh dự, một cách để nhắc nhở những người khác và bản thân về nỗi đau và sự xứng đáng của chúng ta. Nhưng sự thật thì mối hận thù của chúng ta bị tách rời khỏi trái tim chúng ta; dù nó được sinh ra từ nỗi đau của chúng ta, nó trở thành một cấu trúc của tâm trí, một câu chuyện về những gì đã xảy ra với chúng ta. Mối hận thù của chúng ta tạo thành một tảng đá ngăn không cho ảnh sáng của sự tử tế chạm đến trái tim của chúng ta, và do đó là một chướng ngại vật cho sự chữa lành thật sự. Buồn thay, để kiếm được sự thấu cảm, mối hận thù của chúng ta rốt cuộc lại tước đi sự thấu cảm mà chúng ta cần để phóng thích nó.
Con đường để giải thoát khỏi một mối hận thù thông qua sự tha thứ cho "người khác" (dù điều này có thể hữu ích) không nhiều bằng thông qua tình yêu thương đối với bản thân chúng ta. Mang sự hiện diện đầy yêu thương của chúng ta đến nỗi đau khổ đã kết tinh thành mối hận thù, nỗi đau bị gây ra bởi "người khác", là thứ chữa lành nỗi đau và cho phép mối hận thù tan biến. Nếu cảm thấy quá khó để đi thẳng đến nỗi đau của một mối hận thù, chúng ta có thể tiến về phía nó với sự giúp đỡ của một ai đó mà chúng ta tin tưởng, hoặc mang một sự hiện diện đầy yêu thương của chúng ta đến vết thương của chúng ta, nhưng từ một nơi an toàn bên trong. Quan điểm ở đây không phải là làm bản thân bị tổn thương trở lại bởi việc chìm đắm vào nỗi đau ban đầu mà đúng hơn là chú ý đến nó với lòng từ bi mà chúng ta chưa nhận được, đó là thứ mà mối hận thù của chúng ta đang kêu gào và mang nó vào tâm cơn bão. Trái tim chúng ta chứa cả nỗi đau và thuốc chữa nỗi đau của chúng ta.
Để buông bỏ một mối hận thù, chúng ta cần chuyển sự chú ý ra khỏi một ai đó từng "đối xử bất công" với chúng ta, ra khỏi câu chuyện về nỗi đau khổ của chúng ta, và trải nghiệm những gì chúng ta đang thật sự sống. Khi chúng ta chuyển sự chú ý của mình vào bên trong, trong trái tim chúng ta, thì nỗi đau của chúng ta chuyển từ "một thứ gì đó" đã xảy ra với chúng ta, một phần khác của câu chuyện kể của chúng ta, thành một cảm giác mà chúng ta hiểu nó một cách sâu sắc.
Khi tái-tập trung sự chú ý của chúng ta, chúng ta tìm thấy sự tử tế và từ bi dịu dàng mà bản thân mối hận thù khao khát. Thêm nữa, chúng ta chịu trách nhiệm quan tâm đến nỗi đau khổ của mình, và biết rằng nỗi đau của chúng ta quan trọng, mà nó không bao giờ đạt được thông qua sự hận thù của chúng ta, bất kể chúng ta tin vào nó một cách mãnh liệt như thế nào. Khi ấy, chúng ta có thể buông bỏ cái bản sắc của một người "bị đối xử bất công", vì nó không còn có lợi cho chúng ta và vì sự hiện diện của chúng ta bây giờ đang uốn nắn lại sự bất công đó. Không còn cần đến mối hận thù của chúng ta nữa, thì nó thường biến đi mà chúng ta không biết bằng cách nào. Thứ trở nên rõ ràng hơn đó là chúng ta đang ở nơi chúng ta cần ở, với sự bầu bạn trong trái tim chúng ta.
Nguồn:
PsychologyToday