Chúng ta từng nghe về tầm quan trọng của tiếp xúc mắt như một cách để gây ra một tác động mạnh mẽ lên người khác. Nhưng nghiên cứu mới chỉ ra tiếp xúc mắt có thể gây phản tác dụng với một số người.
Nghiên cứu của Frances Chen (University of British Columbia) được tiến hành với đồng nghiệp của bà ở đại học University of Freiberg (Đức), cho thấy tiếp xúc mắt có thể làm con người kháng cự nhiều hơn trước sự thuyết phục và gây ảnh hưởng, đặc biệt nếu họ đã có một quan điểm đối lập. Chen nói “Có rất nhiều tri thức của các nền văn hóa nói về sức mạnh của sự tiếp xúc mắt như một công cụ gây ảnh hưởng”, nhưng “các phát hiện của chúng tôi cho thấy việc tiếp xúc mắt trực tiếp làm cho những người nghe hoài nghi ít có khả năng thay đổi quan điểm của họ.”
Chen và cộng sự của bà sử dụng kỹ thuật theo dõi-mắt trong 2 nghiên cứu. Nghiên cứu đầu tiên cho thấy những người tham gia nhìn vào mắt của người nói càng lâu trong khi đang xem một video thì họ càng ít bị thuyết phục bởi lập luận của người nói. Nhìn vào mắt của người nói chỉ gắn liền với sự tiếp thu lớn hơn nếu quan điểm của người nói phù hợp với của người tham gia. Trong nghiên cứu thứ hai, những người tham gia được yêu cầu nhìn vào mắt của người nói thì cho thấy ít có sự thay đổi trong thái độ hơn những người tham gia được yêu cầu nhìn vào miệng của người nói.
Julia Minson (Harvard Kennedy School of Government), đồng nghiên cứu của các nghiên cứu cho rằng sự tiếp xúc mắt có thể báo hiệu những kiểu thông điệp rất khác nhau phụ thuộc vào tình huống – sự tin tưởng trong bối cảnh này và sự đe dọa trong bối cảnh khác.
Như vậy, lời khuyên tốt nhất có thể là khi bạn đang nói chuyện với một ai đó bất đồng ý kiến với bạn, hãy tránh việc tiếp xúc mắt, hoặc tránh tiếp xúc mắt lâu.
Nguồn
Why Eye Contact May Be Less Influential Than We Thought
Eye contact can diminish, not increase, influence.
Published on October 4, 2013 by Ray Williams in Wired for Success
PsychologyToday