Tập trung vào những điểm khác nhau cho phép tôi hiểu bạn tốt hơn
rubiru > 10-29-2012, 03:07 AM
Tham khảo
Focusing on differences lets me understand you better
Thinking about differences can help you understand other people better.
Published on February 4, 2011 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
Có nhiều tình huống mà ở đó sự thành công của chúng ta phụ thuộc việc liệu chúng ta có thể hiểu quan điểm của người khác. Thương lượng với 1 đứa bé, 1 đối tác, bố mẹ đòi hỏi hiểu được những mục tiêu của mọi người khác biệt như thế nào với chúng ta. Dạy học thành công liên quan đến việc hiểu được những kiến thức nào học sinh còn chưa biết.
1 số nghiên cứu cho thấy chúng ta thường gặp khó khăn trong việc suy nghĩ về làm thế nào mà sự hiểu biết của ai đó hoặc những quan điểm của họ khác biệt với chúng ta. Trong 1 bài báo năm 1994 của Boaz Keysar trong tạp chí 'Cognitive Psychology' những người tham gia được kể 1 câu chuyện về Michael, người muốn đưa bố mẹ đến 1 nhà hàng. Anh ấy chọn một nhà hàng theo lời khuyên của bạn anh, Claudia. Thật không may, họ đã có 1 bữa tối kinh khủng. Ngày hôm sau, anh gửi 1 email cho Claudia chỉ nói rằng, "Bữa tối thật không thể tin được." Những người tham gia được yêu cầu đánh giá xem liệu Claudia sẽ nghĩ là Michael đã mỉa mai hay chân thành. Claudia không thể biết ra được rằng Michael và bố mẹ của anh ấy đã có 1 bữa tối kinh khủng, và do đó cô ấy có lẽ nên nghĩ rằng Michael đã chân thành cảm ơn cô vì lời khuyên. Tuy nhiên, những người tham gia nhìn chung đã giả định rằng Claudia sẽ nghĩ bức thư là châm biếm. Tức là họ đã thất bại trong việc nhận ra trong khi họ biết Michael và bố mẹ anh đã có bữa tối dở tệ nhưng Claudia thì không.
1 bài báo của Andrew Todd, Karlene Hanko, Adam Galinsky và Thomas Mussweiler trong tháng 1/2011 trên tờ 'issue of Psychological Science' cho rằng chúng ta có thể cải thiện khả năng của mọi người trong việc hiểu được quan điểm của người khác bằng cách yêu cầu họ suy nghĩ về những điểm khác biệt. Rất nhiều nghiên cứu về cách mọi người thực hiện những so sánh giống nhau cho thấy khi mọi người suy nghĩ về những điểm khác nhau giữa mọi vật, họ đầu tiên phải nghĩ về những điểm giống nhau và sau đó tìm những cách thức để phân biệt mọi vật dựa trên những điểm giống nhau đó.
Todd, Hanko, Galinsky và Mussweiler lý luận rằng, yêu cầu mọi người suy nghĩ về những điểm khác nhau có thể cho phép họ nhận ra những sự khác nhau trong quan điểm họ có với người khác. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ về những điểm khác nhau sẽ nâng cao khả năng của mọi người trong việc truyền thông và làm việc cùng nhau trong những trường hợp quan điểm của họ khác biệt với quan điểm của người khác. Họ đã kiểm tra khả năng này trong 5 nghiên cứu.
Trong 1 thực nghiệm, những người tham gia được xem 2 bức tranh và liệt kê hoác 3 điểm giống nhau hoặc 3 điểm khác nhau giữa chúng. Liệt kê những điểm khác nhau giữa 2 bức tranh được kỳ vọng sẽ giúp mọi người có 1 thái độ để suy nghĩ về những sự khác biệt. Sau đó, mọi người đánh giá phản ứng của Claudia về bức thư của Michael trong nghiên cứu của Keysar mà tôi đã mô tả ở trên. Những người liệt kê những điểm giống nhau giữa 2 bức tranh đánh giá rằng Claudia sẽ diễn giải bức thư như 1 sự châm biếm. Những người liệt kê sự khác nhau đánh giá Claudia sẽ diễn giải bức thư như 1 sự chân thành. Đó là, những người đã liệt kê sự khác nhau đã có khả năng nhận ra quan điểm của họ khác biệt với quan điểm của Claudia.
Trong nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã kiểm soát thái độ theo 1 cách khác. Bắt đầu nghiên cứu, 2 người tham gia được yêu cầu mỗi người hãy ước lượng về số dấu chấm trên 1 trang. Sau đó, cả hai người đều được cho biết nhiệm vụ này giúp chẩn đoán một số khía cạnh của tâm lý con người và người ước lượng quá cao số dấu chấm nhìn chung là khá khác biệt với người ước lượng quá thấp số dấu chấm. Trong điều kiện cùng nhóm, cả 2 người tham gia được cho biết họ đã ước lượng quá cao số dấu chấm. Kỹ thuật này từng được sử dụng thành công trong nhiều nghiên cứu để làm mọi người cảm thấy như thể họ có rất nhiều điểm chung. Trong điều kiện khác nhóm, 1 người tham gia được cho biết họ đã ước lượng quá cao số dấu châm, trong khi người kia thì được nói rằng họ đã ước lượng quá thấp số dấu chấm. Kỹ thuật này có hiệu quả trong việc làm mọi người nghĩ rằng họ thực sự là những thành viên của 1 nhóm khác biệt.
Sau khi được cho biết về 'kiểu' dấu chấm của họ, những cặp đó làm 1 nhiệm vụ mà ở đó họ phải cộng tác để xử lý 1 mê cung. Những người tham gia ngồi đối diện với nhau. 1 người bị bịt mắt và người kia phải dùng lời nói để hướng dẫn người bị bịt mắt dùng tay di chuyển qua mê cung. Bởi vì những người tham gia ngồi đối mặt với nhau, người chỉ đường phải nhận ra họ có sự khác biệt trong quan điểm không gian và điều chỉnh việc sử dụng những từ bên trái, phải, lên, xuống cho phù hợp.
Bạn có thể nghĩ rằng những người tin là họ ở trong nhóm giống nhau sẽ hợp tác hơn. Tuy nhiên, những người nghĩ rằng họ là nhóm giống nhau thực sự thực hiện nhiệm vụ mê cung chậm hơn nhiều so với những người nghĩ họ là nhóm khác nhau. Người nghĩ rằng họ ở trong những nhóm khác nhau phát hiện thấy dễ dàng hơn khi nhận ra sự khác nhau trong quan điểm không gian và điều chỉnh ngôn từ, và do đó họ hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng hơn.
Nghiên cứu này cho thấy nó có thể đơn giản để giúp bạn hiểu được quan điểm của người khác. Khi bạn ở trong 1 tình huống mà sự thành công dựa vào khả năng hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc hoặc thậm chí quan điểm của ai đó khác biệt với bạn như thế nào, hãy tập trung vào những điểm khác nhau giữa các bạn. Bạn càng chấp nhận và thực hiện 1 thái độ về sự khác biệt, bạn càng dễ dàng nhận thấy sự khác nhau trong quan điểm của các bạn. Một khi bạn nhìn thấy những quan điểm của bạn khác biệt với của người khác như thế nào, bạn có thể điều chỉnh những khác biệt đó khi cố gắng truyền thông với họ hoặc hợp tác với họ.
Nguồn: psychologytoday.com