Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hiện nay
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, nhưng đều được chia thành 2 nhóm chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
>>>
CHI PHÍ MỔ THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ BAO NHIÊU TIỀN
Nguyên nhân khách quan
Do tuổi tác
Nguyên nhân quan trọng nhất và cũng là dấu hiệu chúng ta không thể ngăn chặn được đó là vấn đề tuổi tác. Như đã nói ở trên, thoái hóa cột sống thường gặp ở nhất ở người già sau 50 tuổi với tỉ lệ khoảng 70%. Tuổi càng cao thì độ lão hóa của xương càng lớn, khi xương đã lão hóa sẽ không còn đủ sức để gánh đỡ trọng lượng cơ thể, thường xuyên gây ra những cơn đau từ nhẹ đến nặng, từ nhói đau đến đau âm ỉ khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối.
Theo thời gian, các khớp sụn bị lão hóa dần dần, khả năng phục hồi và sản sinh sụn gặp nhiều hạn chế.. Đồng thời khả năng tái tạo lại sụn không được đảm bảo và khả năng chịu tác động lực bên ngoài cũng vì thế mà suy giảm lâu ngày sẽ thành thoái hóa cột sống.
Chính vì vậy với những người nằm trong độ tuổi dễ mắc thoái hóa cột sống nhất cần có những cách phòng tránh hữu hiệu nhất để đẩy lùi được quá trình lão hóa, tránh xa được thoái hóa cột sống. Chúng ta cần tránh làm những việc nặng, nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp với sức khỏe và nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và giúp xương chắc khỏe như sữa, tôm, cua…
Bị chấn thương
Ở những người đã từng bị chấn thương sau tai nạn, nhất là những chấn thương ở vùng cổ nếu không điều trị dứt điểm và tận gốc, chỉ sau 1 thời gian kết hợp thêm quá trình vận động hằng ngày những vùng này sẽ bị lão hóa và gây đau mỏi xương khớp bả vai,chân tay rất khó chịu.
Nguyên nhân chủ quan
Thường xuyên mang vác vật nặng
Với những người lao động làm những công việc chân tay như bốc vác, bưng bê, thợ xây…. thì việc phải thường xuyên mang vác, làm việc nặng nhọc là điều không thế tránh khỏi. Tuy nhiên, đây chính là lí do khiến xương khớp hư tổn và đưa họ vào danh sách những người có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cao.
Làm những công việc nặng nhọc thường xuyên, bê vác nhiều lâu ngày sẽ gây áp lực lớn lên cột sống và xương khớp khiến chúng phải chịu một lực đè rất lớn. Nếu tình trạng xảy ra trong một thời gian dài sẽ khiến cột sống không chịu được áp lực và bị hư tổn gây ra thoái hóa cột sống.
Không chỉ những người thường xuyên làm việc nặng mới làm cột sống hư tổn mà chính những người không thường xuyên làm việc nặng mà phải bê vác một vật quá sức chịu đựng của cơ thể khiến cơ thể chịu áp lực đột ngột cũng khiến bệnh thoái hóa cột sống tiến triển nhanh và mạnh hơn. Vì vậy, chúng ta không nên làm việc quá nặng trong một thời gian dài, thay vì bê nặng trong 1 lần thì hãy chia nhỏ ra để giảm trọng lượng sẽ giảm áp lực cho xương khớp giúp chúng giảm nguy cơ bị hư tổn.