Thực phẩm không nên ăn nếu bị sẩy hoặc bỏ thai
Bạn có thể tiêu thụ nhiều loại
thực phẩm sau khi sẩy thai để nuôi dưỡng cơ thể và bộ não của mình. Tuy nhiên, cũng có những thức ăn cần tránh trong thời gian này. Sẩy thai hoặc bỏ thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ đều có thể gây tổn hại cho cơ thể và tâm lý của bạn. Dưới đây là những lựa chọn chế độ ăn uống tốt nhất cho bạn sau khi sẩy thai hoặc bỏ thai.
Đồ ăn vặt
Tránh tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt sau khi bạn đã bị sẩy thai. Cơ thể bạn cần vitamin A, vitamin C và protein để hồi phục đầy đủ, vì vậy cách tốt nhất là tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng này. Các loại thực phẩm ăn vặt có thể kể đến là khoai tây chiên, bánh quy và kẹo - những thực phẩm này thường có hàm lượng calo và chất béo cao nhưng thiếu các loại chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
Đậu nành
Mặc dù đậu nành là một loại thực phẩm lành mạnh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng lại không phải là lựa chọn thông minh cho chế độ ăn uống của bạn sau khi sẩy thai. Theo một báo cáo năm 2003 từ Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, trong đậu nành có mức phytate cao gây trở ngại cho khả năng hấp thụ sắt. Bạn cần thêm sắt sau khi sẩy thai do bị mất nhiều máu, sắt giúp tạo nên một số thành phần của máu, do đó, việc tránh ăn đồ ăn liên quan đến đậu nành là hết sức quan trọng.
Thức ăn nhanh
Sau khi sẩy thai, trầm cảm là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều chị em. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí "Tâm thần học" cho thấy rằng 13-19% phụ nữ có một trong các triệu chứng trầm cảm do sẩy thai lên đến 33 tháng. Tình trạng này cũng không phải hiếm gặp ở những bà mẹ sinh con khỏe mạnh.
Cũng theo các nghiên cứu thì sau khi sẩy thai, bồi dưỡng cơ thể và phục hồi sức khỏe bằng một số loại thực phẩm cũng có thể ngăn ngừa trầm cảm và ngược lại, một số thực phẩm lại có tác dụng làm cho chứng trầm cảm nặng hơn. Do đó, tránh những thức ăn nhanh như hamburger, pizza và xúc xích...
Thực phẩm nhiều carbohydrate
Cơ thể bạn cần protein để chữa lành sau khi sẩy thai, vì vậy tránh ăn những thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein trong giai đoạn "khó khăn" này. Trong khi cơ thể bạn vẫn còn cần carbs để tạo ra năng lượng và duy trì chức năng não và thận, thì hãy tăng lượng protein - đặc biệt là protein có nguồn gốc từ thịt nạc. Protein cung cấp các axit amin mà cơ thể không thể sản xuất có thể mang lại lợi ích trong quá trình hồi phục sức khỏe.