Khi trẻ bị sốt thân nhiệt vượt quá 37,5 độ C . Hiện tượng này là bình thường, không để lại hậu quả nghiêm trọng bởi sốt cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì thế, trẻ sốt nhẹ không phải dùng thuốc, hãy để hệ miễn dịch của trẻ điều chỉnh và tự vệ.
- Trên 37ºC là sốt: Nhiệt độ ở bé cao nhất trong buổi chiều và buổi tối, nhất là sau khi thức dậy. Ngoài ra, các bé cũng thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Theo tuổi, thân nhiệt ở bé sẽ dần ổn định vì thế, trên 37ºC không phải lúc nào cũng là bé bị sốt.
- Chạm vào da bé, thấy nóng tức là sốt: Đây là một quan niệm không đúng. Bởi vì ở cơ thể trẻ có sự biến động thường xuyên của nhiệt độ. Bé gia tăng thân nhiệt tạm thời có thể do chơi hoặc khóc dữ dội hoặc xảy ra ngay sau khi thức dậy.
Hãy dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho bé; chẳng hạn, 38ºC đo ở hậu môn (trừ đi 0,5ºC sai số) thì có thể bé đang bị sốt.
- Sốt ở trẻ có thể gây tổn thương não: Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến, kéo dài trong nhiều năm, là bé bị sốt có thể gây hại cho não. Theo báo cáo từ Trung tâm y tế quốc gia Mỹ đây chỉ là một quan niệm không đủ chính xác bởi vì nhiều cơn sốt ở bé không đủ cao để gây biến chứng não. Trường hợp co giật do sốt (tức là co giật với sốt cao) cũng không phải nguyên nhân gây tổn thương não. Tuy nhiên, với bé dưới 3 tháng tuổi thì sốt cần được đặc biệt chú ý.
- Khi trẻ bị sốt là phải suy nghĩ đến tình huống xấu xảy ra: Nhiều phụ huynh hoảng loạn khi thấy con sốt và điều đó là không cần thiết. Sốt là phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Nhiệt độ cao giúp sản xuất bạch cầu chống nhiễm trùng. Do đó, sốt giúp bảo vệ cơ thể bé chống lại sự tấn công của nhiễm trùng.
Sốt ở bé có thể nhanh chóng đi qua mà không có biến chứng. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy phần lớn cha mẹ bắt đầu dùng thuốc hạ sốt cho con ở mức 37,5ºC (vì họ nghĩ đó là nhiệt độ khá nguy hiểm).
2. Các bước lau mát hạ sốt đúng cách cho bé
- Đặt bé nằm ngửa trên giường
- Cởi bỏ quần áo của bé
- Lấy nhiệt độ bé
- Mẹ rửa tay sạch sẽ
- Chuẩn bị nước lau mát:
+ Cho ít nước lạnh vào trong thau
+ Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh
+ Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé
- Lau mát
+ Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo
+ Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người
+ Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi
+ Thay khăn mỗi 2-3 phút
+ Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm
+ Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5ºC
+ Lau khô và mặc quần áo mỏng cho bé
Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39ºC. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi bé bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho bé, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa bé đến cơ sở y tế. 3. Khi trẻ bị sốt một số điều mẹ nên tránh khi hạ sốt cho con
- Mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn khi bé đang sốt vì sẽ càng làm tăng thân nhiệt, rất nguy hiểm nếu bé sẽ sốt cao hơn gây co giật.
- Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho bé sẽ khiến bé bị sốt cao hơn do cơ chế co mạch máu ở bề mặt da.
- Không xát chanh hay đánh gió cho bé.
-Không giật tóc, vỗ vào người bé khi bé đang bị co giật, càng khiến bé bị kích thích, co giật nhiều hơn.
- Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.
TH
Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về sức khoẻ trẻ em, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe, các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
Tags:sức khỏe trẻ em, nôn trớ ở trẻ nhỏ
[B]Nguồn cachchuabenh.net
[/B]
Trẻ bị sốt và những điều cần biết
fastenglish > 09-25-2013, 03:23 AM
Cám ơn bạn đã chia sẻ
Trẻ bị sốt và những điều cần biết
tuvansuckhoe365 > 10-17-2013, 04:31 AM
Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách - Tưa miệng là bệnh trong đó nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, người già và người bị suy giảm miễn dịch do bệnh hay do thuốc.
Những đám màu trắng mịn trên lưỡi, trong má và đôi khi cả ở vòm miệng, lợi và amiđan, có thể đau và chảy máu khi bị cọ xát. Tổn thương có thể lan xuống thực quản (viêm thực quản do Candida) gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và sốt. Triệu chứng ở trẻ dưới 1 tuổi và ở phụ nữ nuôi con bú
Triệu chứng ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường xuất hiện trong vài tuần đầu, ngoài những đám tổn thương màu trắng rải rác trong miệng, trẻ có thể khó bú và quấy khóc. Trẻ cũng có thể làm lây bệnh sang mẹ trong khi bú. Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau:
Núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường
Da ở quầng vú căng và đỏ rực
Đau núm vú
Cảm giác đau ở sâu khi cho con bú
Nguyên nhân
Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu không kiểm soát được sự phát triển của nấm trên cơ thể. Hệ miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh hoặc do các thuốc như prednisone. Hoặc do kháng sinh phá vỡ sự cần bằng tự nhiên của vi sinh vật trên cơ thể. Xét nghiệm và chẩn đoán
Lấy mẫu tổn thương soi dưới kính hiển vi
Nuôi cấy bệnh phẩm ngoáy họng
Nội soi kiểm tra thực quản trong trường hợp nghi viêm thực quản do Candida.
Chụp X quang thực quản có thuốc cản quang
Điều trị
Ở trẻ khỏe mạnh không bị bệnh gì khác có thể không cần điều trị. Nếu bệnh xảy ra do dùng kháng sinh có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên. Trẻ bị bệnh dai dẳng có thể cần dùng thuốc chống nấm.
Ở trẻ còn đang bú mẹ cần điều trị cho cả mẹ và trẻ để tránh lây nhiễm. Có thể dùng thuốc chống nấm nhẹ cho trẻ và kem chống nấm để bôi vào đàu vú người mẹ. Nếu trẻ bú bình cần rửa sạch đầu ti của bình hằng ngày.
Ở người lớn khỏe mạnh có thể điều trị bằng cách ăn sữa chua hoặc uống acidophilus dạng viên nang hoặc dung dịch. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt nấm nhưng giúp phục hồi vi khuẩn chí bình thường trong cơ thể. Nếu cách này không hiệu quả bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm.
Ở người lớn bị suy giảm miễn dịch, bệnh được điều trị bằng thuốc chống nấm dạng viên hoặc dung dịch, liệu trình thường từ 10 – 14 ngày. Trong trường hợp người bị nhiễm HIV giai đoạn muộn Candida albicans đã kháng với các thuốc chống nấm khác, có thể dùng amphotericin B. Phòng bệnh
Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh.
Điều trị ngay bệnh nấm âm đạo sau khi mang thai hoặc sinh đẻ.
Bỏ thuốc lá.
Đi khám răng thường xuyên 6 – 12 tháng một lần.
Hạn chế đường và những thực phẩm có chứa nấm men, gồm bánh mì, bia và rượu vang. Những thực phẩm này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida.
TH
Chú ý: Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh tưa miệng, nếu có những thắc mắc thêm về sức khỏe, các bạn hãy gọi điện đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.