Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn tới sự thay đổi về chức năng và hoặc nồng độ của cholesterol, triglycerid trong máu. Bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể xảy ra với bất cứ ai, và các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… xảy ra rất nhanh và bất ngờ, để lại di chứng khôn lường chỉ trong vài phút đến vài giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, nhận biết những dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo bị máu nhiễm mỡ là việc không thể xem nhẹ với bất cứ ai.
[font=Muli, Arial, sans-serif]Các thành phần của mỡ trong máu
[/font]
Cholesterol là một chất sáp, giống như chất béo mà gan tạo ra. Nó rất quan trọng cho sự hình thành màng tế bào, vitamin D và một số hormone. Cholesterol không hòa tan trong nước, các hạt được gọi là lipoprotein sẽ giúp vận chuyển cholesterol qua máu.
Có hai dạng lipoprotein chính:
- Lipoprotein mật độ thấp (LDL) , còn được gọi là “cholesterol xấu”, có thể tích tụ trong động mạch và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
- Lipoprotein mật độ cao (HDL) , đôi khi được gọi là “cholesterol tốt”, giúp trả lại cholesterol LDL cho gan để loại bỏ.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng chất béo cao làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Đây được gọi là cholesterol cao , còn được gọi là tăng cholesterol máu hoặc tăng lipid máu.Nếu mức cholesterol LDL quá cao hoặc mức cholesterol HDL quá thấp, chất béo sẽ tích tụ trong các mạch máu của bạn. Các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác sẽ bị lắng động trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao.
XEM THÊM:
Chế độ ăn cho người mỡ máu cao: Nên và không nên