Kiêng kỵ mùa thi, nam sinh “cấm cửa” bạn gái
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” – Chuyện kiêng kỵ bấy lâu nay luôn được gắnmác với những nữ sinh nhưng đi vào thế giới những điều kiêng kỵ của nam sinh mớithấy cũng có không ít những điều quái đản. “Cấm cửa” bạn gái, sợ đàn bà
Đến hẹn lại lên cứ vào mùa thi là Tùng (ĐH Giao thông Vận tải) lại thực hiệnchính sách “cấm cửa” với Hoa – cô bạn gái học cùng trường. Chính sách này đượcTùng áp dụng ngay sau kỳ thi đầu tiên Đại học. Những ngày đầu thực hiện, hai côcậu cũng đã từng giận nhau đến suýt chia tay vì trò kiêng kỵ ngớ ngẩn này củaTùng.
Nhưng rồi Hoa cũng buông xuôi, chấp nhận lý do “củ chuối” mà bạn trai đưa ra:Hai kỳ thi được học cùng bạn gái tưởng sẽ đạt kết quả cao nhưng ai ngờ môn nàocũng lẹt đẹt. Sang đến kỳ thi thứ 3, quyết định về quê tu luyện kết quả đạt đượclại ngoài sức tưởng tượng. Nghe mấy bạn cùng phòng giải thích cắt nghĩa chuyệngặp đàn bà, học cùng bạn gái nên mới có chuyện thi cử hên xui như thế nên từ đóTùng bắt đầu đưa ra chính sách “cấm cửa”.
Mùa thi đến nhiều sĩ tử bắt đầu chế độ "kiêng"
Không phải là người mê tín vào những điều kiêng kỵ vô lý nhưng Huấn – Linh cũngkhốn khổ với kiểu sợ đàn bà vào mùa thi của anh bạn cùng phòng. Bình thường Linhcó thể đến chơi với Huấn thoải mái nhưng cứ bắt đầu 1 tháng bước vào thời kỳ ôntập và thi cử là anh Thủy (cùng phòng Huấn) tuyên bố dứt khoát: “Không được phépđưa bạn gái về phòng vì chuyện thi cử nếu có hơi con gái là sẽ đen không ra gì”. Biết là vô lý nhưng Huấn – Linh cũng chỉ biết gật đầu, răm rắp thực hiện điềulệ, cả tháng hai người chỉ đi chơi, hẹn gặp nhau ở trường hay công viên. Cả haicũng chỉ nghĩ đơn giản: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chuyện kiêng kỵ làdo quan niệm tâm linh của con người, chẳng ai cấm đoán được. Nên chấp nhận đểkhông vì những điều kiêng kỵ nhỏ nhắt như thế vào mùa thi mà anh em lại mấtlòng. Bởi tìm được một người ở ghép hợp nhau cũng khó”.
Nhắc đến chuyện kiêng đàn bà, con gái cả khu trọ của Thanh Tâm (ĐH Lao động vàXã hội) vẫn luôn kể cho nhau nghe câu chuyện của anh Hùng với cô chủ nhà. Kỳ thitrước, cả kỳ thi 7 môn, có 3 buổi sáng đi thi Hùng ra ngõ và gặp ngay cô chủ nhàthì cả 3 môn Hùng (ĐH Công nghiệp HN) đều phải “đá vòng loại” nên ngay sau kỳthi ấy, Hùng lập tức chuyển nhà vì “vía của mình và cô chủ nhà không hợp nên mớithế. Thi cử của sinh viên hết kỳ này đến kỳ khác nên tránh đi là hơn” – Hùngchia sẻ với các bạn cùng trọ trước khi chia tay.
Kiêng ơi, từ đâu đến
Còn với Nhật Trung (THPT Phan Đình Phùng) lại kiêng theo một niềm tin khác. Cậuvốn rất ưu những hoạt động thể thao mạo hiểm. Là những người “mê tít” trò patinngay từ những ngày đầu nhưng vào mùa hè, mùa thi đến trong khi các bạn hơn hởxách giầy đi trượt thì Trung lại “nằm ám binh bất động”.
Chờ thi cử xong xuôi cậu mới “quậy tưng bừng”. Hỏi ra mới biết: “Chuyện thi cửlà chuyện quan trong mà cứ nhắc tới patin là người ta nhắc tới trượt nên tốt hơnhết là mình nên tránh xa” – Cười rất tươi Trung chia sẻ.
Kết quả không được đánh giá bằng sự kiêng kỵ mà bằng sự khổ luyện
Nhắc đến những kiêng kỵ mùa thi, Trịnh Nguyễn (ĐH Bách Khoa) và Huy Tùng (ĐH MỏĐịa chất) vẫn được các bạn đặt cho biệt danh là “vua xồm”. Biệt danh cũng xuấtphát từ việc động đến mùa thi cử là Nguyễn và Tùng lại làm cho mọi người phát sợvới trò để râu tóc “hữu xạ tự nhiên hương” đến cả tháng. Ai chê bai đều nhậnđược những lời phân trần: “Cắt tóc, cạo râu, gội đầu cho nó trôi hết kiến thứcà”. Nói là nói vậy, Nguyễn và Tùng cũng thành thật chia sẻ: “Thực ra thì mình cũngkhông muốn làm thế. Nhưng không dành thời gian để học trước đó rồi đến mùa thimới nháo nhào học ngày học đêm nên nhiều khi không có thời gian dành cho nhữngviệc đó thành ra lười, rồi thành quen, rồi thành điều kiêng kỵ”.
Ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng có thể trở thành những điều kiêng khem đối vớirất nhiều học sinh – sinh viên trong mùa thi. Không dừng ở những điệp khúc thựcphẩm tránh xa lạc, chuối… nam sinh còn có những quái chiêu hơn thế. Và nhữngchiêu kiêng kỵ ấy thực sự để mong tìm được sự may mắn hay việc thể hiện sự thiếutự tin trong bản thân chủ nhân của những trò kiêng quái đản?