Viêm Nội Tâm Mạc
Doan Gam > 11-04-2016, 04:04 PM
Sức Khỏe Y Tế: Viêm nội tâm mạc là tình trạng viêm lớp màng bao phủ bên trong 4 buồng tim (nội tâm mạc hay màng trong tim). Bệnh xảy ra do vi khuẩn hoặc mầm bệnh từ những nơi khác của cơ thể đi theo dòng máu vào tim và gây tổn thương cho tim.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh có thể diễn biến từ từ hoặc đột ngột tuỳ theo nguyên nhân và bất thường vốn có ở tim.
Triệu chứng gồm sốt rét run, Sức Khỏe Y Tế mệt mỏi, đau cơ khớp, ra mồ hôi trộm, khó thở, xanh tái, ho dai dẳng, phù chướng bụng, sút cân, có máu trong nước tiểu, tim có tiếng thổi, lách to. Đôi khi bệnh gây ra những nốt sưng đỏ dưới da vùng ngón tay được gọi là hạt Osler và những chấm xuất huyết trên các vùng da khác. Những chấm này cũng xuất hiện ở củng mạc mắt hoặc dưới móng tay.
Nguyên nhân
Bệnh xảy ra khi mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus hoặc các vi sinh vật khác đi theo dòng máu tới tim và gây tổn thương cho tim. Thủ phạm có thể là những vi khuẩn cư trú ở miệng, đường hô hấp trên hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào máu qua:
Một số thủ thuật nội khoa hoặc nha khoa
Bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh nội khoa như mụn nhọt ở da, viêm nha chu hay bệnh viêm ruột.
Đặt catheter hoặc tiêm chích
Một số hoạt động thường ngày như đánh răng hoặc nhai thức ăn, nhất là nếu vệ sinh răng miệng kém.
Xét nghiệm và chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên tiền sử và các triệu chứng thực thể như sốt, tiếng thổi ở tim mới xuất hiện hoặc thay đổi so với trước.
Các xét nghiệm để chẩn đoán gồm:
Xét nghiệm máu. Xác định loại vi khuẩn hoặc vi sinh vật káhc gây bệnh.
Siêu âm tim. Phát hiện dày hoặc hở van tim và những khối (sùi) tích tụ vi khuẩn, một dấu hiệu chỉ điểm của viêm nội tâm mạc.
Siêu âm tim qua thực quản cho phép quan sát van tim kỹ hơn, thường dùng để kiểm tra sùi hoặc mô nhiễm trùng.
Điện tâm đồ (ECG). Có thể thấy các sóng bất thường.
Chụp X quang ngực có thể thấy ứ máu và dịch trong phổi do khả năng bơm máu của tim bị hạn chế.
Điều trị
Kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh có thể phải kéo dài tới 6 tuần và tiếp tục ngay cả sau khi đã hết giai đoạn cấp và ra viện.
Nếu nhiễm trùng gây tổn thương van tim, có thể phải mổ để điều trị hoặc thay van bị tổn thương.
Phòng bệnh
Ngơừi có những tình trạng sau có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc và nên dùng kháng sinh dự phòng trước khi làm các thủ thuật nội khoa hoặc nha khoa để phòng ngừa bệnh:
Có van tim nhân tạo.
Có tiền sử viêm nội tâm mạc.
Bị một số dạng khuyết tật tim bẩm sinh
Có biến chứng van tim sau khi ghép tim.
Theo : Maxreading.com