Viêm kết mạc cấp do vi-rút
Hiện nay tình trạng dịch bệnh “Viêm kết mạc cấp do vi-rút” hay còn gọi là viêm kết mạc có tính chất dịch đang lan tràn mạnh.
Bệnh xẩy ra ở mọi lứa tuổi, lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc gián tiếp với các đồ vật nhiễm vi-rút, hoặc có thể lây theo đường hô hấp. Viêm kết mạc cấp do virus Adenovirrus và Enterovirus gây bệnh, khiến mắt bệnh nhân đỏ, cộm, mi sưng phù, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, khó mở mắt và thị lực giảm dần. Một số bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ và viêm đường hô hấp.
Ngày 08/07/2011 tại Bệnh viện chuyên khoa Mắt Hitec - 55 Hàm Long - Hoàn Kiếm - HN, các chuyên gia bệnh viện Mắt Hitec phối hợp cùng bác sĩ bệnh viện mắt Bán công HN (51 - 53 Trần Nhân Tông, HBT, HN) tổ chức buổi tuyên truyền và tư vấn bệnh “Viêm kết mạc cấp do vi-rút”, nhằm giúp bệnh nhân biết cách phòng và điều trị hiệu quả hơn.
Các chuyên gia Bệnh viện Mắt Hitec cho biết bệnh nhân “Viêm kết mạc cấp do vi-rút” thường thấy có hiện tượng bị kết mạc cương tụ, phù nề, có nhiều hột tập trung ở kết mạc mi dưới. Những bệnh nhân nhiễm Enterovirus hay có triệu chứng xuất huyết dưới kết mạc thành nhiều đám màu đỏ nằm rải rác ở kết mạc. Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm giác mạc thành nhiều chấm rải rác khắp giác mạc gây giảm thị lực.
Trong buổi tuyên truyền và tư vấn bệnh “Viêm kết mạc cấp do vi-rút” tại [FONT=Times New Roman]Bệnh viện Mắt Hitec, Bs.Ths Lê Như Tùng (Bệnh viện mắt Bán Công) đã khẳng định: Viêm kết mạc dịch tuy diễn biến cấp tính với nhiều triệu chứng rầm rộ nhưng bệnh thường thuyên giảm sau 1-2 tuần. Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị chỉ nhằm mục đích hỗ trợ với các thuốc:[/FONT]
- Kháng sinh tra mắt để chống bội nhiễm vi khuẩn: thí dụ dung dịch Gentamycin 0,3%, dung dịch Tobramycin 0,3%, Cloroxit 0,4%...
- Chườm lạnh hoặc dùng các thuốc có chứa thuốc co mạch tại chỗ có thể làm giảm triệu chứng.
- Không nên dùng các loại thuốc tra mắt có chứa Corticiod như dung dịch Polydexa, Neodexa, Dexaclor, khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt để tránh biến chứng của thuốc.Nếu dùng Corticoid khi có sự theo dõi của bác sĩ nhãn khoa với liều lượng rất nhỏ và không dừng đột ngột để tránh không làm nặng thêm hoặc tái phát hiện tượng thâm nhiễm dưới biểu mô.
- Nếu có giả mạc nên đến cơ sở y tế để bóc giả mạc tránh biến chứng dính mi mắt với nhãn cầu, tắc điểm lệ hoặc tắc lệ quản.
Theo Bs. Ths Đặng Xuân Nguyên (GĐ bệnh viện Mắt Hitec) để phòng bệnh được tốt hơn thì phải:
- Cách ly bệnh nhân: Thòi gian cách ly tối thiểu là 7 ngày. Bệnh nhân chỉ nên ở nhà tra thuốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác. Nếu có biểu hiện viêm đường hô hấp trên nên đeo khẩu trang.
- Khi rửa mặt cần dùng khăn riêng, chậu riêng, nên giặt khăn bằng xà phòng.
- Các dụng cụ y tế dùng để khám chữa mắt cần sát trùng cẩn thận để tránh lây lan.
- Khi có dịch cần hạn chế các cuộc họp, tạm đóng cửa các bể bơi công cộng, ngoài vụ dịch thì bể bơi công cộng cũng cần sát trùng đầy đủ bằng Clo.