Yếu tố chung cho sự thành công của nhóm
rubiru > 05-10-2013, 03:59 AM
Yếu tố chung cho sự thành công của nhóm
Tham khảo
What’s the Common Ingredient for Team Success?
What Matters Across Surgery, Banking, Software, Airlines, and Basketball
Published on May 6, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
Để hoàn thành công việc quan trọng, hầu hết các nhà lãnh đạo tổ chức mọi người thành các nhóm. Họ tin rằng khi con người cộng tác để đạt được 1 mục tiêu chung thì những điều vĩ đại có thể xuất hiện. Nhưng trong thực tế thì
Nhiều nhóm thất bại vì họ thiếu kinh nghiệm cần thiết. Nếu bạn muốn thực hiện 1 ca phẫu thuật tim thành công, bạn cần đưa vào phòng mổ người từng tinh thông những kỹ thuật. Nếu mục tiêu của bạn là sản xuất ra phần mềm có chất lượng cao, hạ máy bay an toàn hoặc chiến thắng những trận bóng rổ bạn nên dựa vào những người từng thực hiện việc đó trước đây.
Nhưng điều gì xảy ra nếu kinh nghiệm được đánh giá quá cao? Trong 1 nghiên cứu xuất sắc, các nhà nghiên cứu Robert Huckman và Gary Pisano đã theo dõi hơn 200 bác sĩ phẫu thuật tim ở 43 bệnh viện. Sau khi phân tích hơn 38,000 quá trình mổ, hóa ra những bác sĩ phẫu thuật không giỏi hơn với sự luyện tập. Những tỷ lệ bệnh nhân chết không thấp hơn sau 100 ca mổ so với sau vài ca mổ đầu tiên.
1 cái nhìn cẩn thận hơn vào số liệu tiết lộ 1 kiểu mẫu thú vị. Các bác sĩ phẫu thuật không trở nên giỏi hơn khi họ có được nhiều kinh nghiệm hơn ở 1 bệnh viện nào đó. Mỗi ca mổ được thực hiện ở 1 bệnh viện làm giảm tỷ lệ bệnh nhân chết trung bình khoảng 1%. Nhưng những lợi ích của kinh nghiệm không được đem đến những bệnh viện khác.
Không có bất kì khác biệt nào về những kỹ thụat ở các bệnh viện; nhưng con người thì khác. Khi các bác sĩ phẫu thuật bỏ lại các nhóm làm việc của họ, nó như thể họ ra đi mà không có bất kì lợi ích nào của sự luyện tập. Sự luyện tập không phải là 1 hành động mang tính cá nhân mà nó là 1 quá trình làm việc nhóm. Khi các bác sĩ phẫu thuật làm việc với 1 nhóm y tá và các bác sĩ gây mê ở 1 bệnh viện, họ phát triển được những lối làm việc hiệu quả nâng cao những tài năng độc nhất của mỗi thành viên đến cực đại.
Ở các nhóm, dường như việc chia sẻ kinh nghiệm quan trọng hơn kinh nghiệm cá nhân. Nhóm tốt nhất không nhất thiết là nhóm với những người giỏi nhất mà đúng hơn là nhóm từng có sự cộng tác trong quá khứ.
Huckman và các cộng sự phát hiện thấy những kiểu mẫu tương tự trong 1 nghiên cứu về hơn 100 dự án phát triển phần mềm. Chất lượng cao nhất và tỷ lệ hoàn thành đúng thời hạn đạt được không phải ở những nhóm có các thành viên có nhiều kinh nghiệm cá nhân nhất, mà bởi những nhóm có các thành viên từng có kinh nghiệm làm việc cùng nhau nhất. 1 nghiên cứu khác về những nhóm phát triển sản phẩm cho thấy thông thường tốn từ 2-4 năm để các thành viên có đủ kinh nghiệm làm việc cùng nhau để đạt được tiềm năng của họ.
Ngày nay, có quá nhiều nhóm chỉ có tính tạm thời: mọi người cộng tác trong 1 dựa án và không bao giờ làm việc cùng nhau trở lại. Các nhóm cần có cơ hội để biết về những khả năng của mỗi người và phát triển những lối làm việc có hiệu quả.
Nguồn: PsychologyToday